• About
  • FAQ
  • Ads
  • Contact
Quang Crypto
Advertisement
  • Home
  • Crypto 101
  • Kiếm tiền
  • Wallet
  • Sàn giao dịch
  • Video
  • Contact
No Result
View All Result
  • Home
  • Crypto 101
  • Kiếm tiền
  • Wallet
  • Sàn giao dịch
  • Video
  • Contact
No Result
View All Result
Quang Crypto
No Result
View All Result
Home Crypto 101

Thuật toán đồng thuận Proof of Stake (PoS) và những điều cần biết

134
SHARES
1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trong những năm gần đây, Ethereum đang cố gắng chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake. Việc chuyển đổi này không chỉ mang đến cho Ethereum và nhiều loại tiền điện tử khác những lợi ích nhất định.

Vậy nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều về ưu nhược điểm của cả hai thuật toán đồng thuận này. Nếu bạn là một người mới gia nhập thị trường blockchain, hãy cùng Fiahub tìm hiểu về phương pháp đồng thuật này và những điểm khác nhau giữa Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW).

Xem nhanh

  1. 1. Proof of Stake là gì?
  2. 2. Cách thức hoạt động của Proof of Stake
  3. 3. Ưu – nhược điểm của Proof of Stake là gì?
    1. 3.1 Ưu điểm
    2. 3.2 Nhược điểm
  4. 4. Proof of Stake có an toàn không?
  5. 5. Kết luận

1. Proof of Stake là gì?

Proof of Stake hay PoS là bằng chứng ký gửi hay bằng chứng cổ phần. Khái niệm Proof of Stake (PoS) chỉ ra rằng một người dùng có thể khai thác hoặc xác nhận các giao dịch khối theo số lượng tiền mà người đó đang nắm giữ. Nói cách khác, càng nhiều token hay coin thuộc sở hữu của một người khai thác thì bạn càng có nhiều sức mạnh khai thác.

Proof of Stake lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2011 tại một diễn đàn Bitcointalk. Đến năm 2012, đồng tiền điện tử đầu tiên sử dụng cơ chế Proof of Stake là Peercoin. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều đồng coin sử dụng thuật toán Proof of Stake được ra đời và sử dụng rộng rãi.

Có thể nói, Proof of Stake được xem như một giải pháp thay thế cho cơ chế Proof of Work vốn đòi hỏi rất nhiều tài nguyên trong việc thực hiện các xử lý trước đó, dù nó khá hiệu quả.

Proof of Stake, PoS, Proof of Stake vs Proof of Work, Proof of stake Ethereum
Proof of Stake hay PoS là bằng chứng ký gửi hay bằng chứng cổ phần.

2. Cách thức hoạt động của Proof of Stake

Trước khi đi vào tìm hiểu Proof of Stake (PoS) hoạt động như thế nào, bạn cần nắm được một vài thuật ngữ liên quan như:

  • Người tham gia (Node): từ để chỉ tổ chức/ những người đăng ký tham gia giao dịch, đóng block của một đồng coin và giúp hệ thống ổn định.
  • Người kiểm định (Validator): một node được blockchain được chọn tuỳ ý hoặc dựa trên thời gian nắm giữ tài sản để kiểm định và đóng block.
  • Kiểm định hoặc xác nhận khối (Forge hoặc Mint): đây là cụm từ dùng để chỉ hoạt động kiểm định và đóng block của người kiểm định. Nó dùng để phân biệt với đào (mine) trong POW.
  • Đặt cọc (Stake): với PoS, người tham gia muốn trở thành người kiểm định phải đặt cọc một lượng coin nhất định để đủ điều kiện tham gia.
  • Khoá và mở khoá (Lock và Unlock): số coin được người tham gia đặt cọc sẽ được mạng lưới khoá. Trong thời gian trở thành người kiểm định, số coin đặt cọc này không thể giao dịch hay di chuyển. Nếu không làm người kiểm định nữa thì coin mới được mở khoá.

Proof of Stake (PoS) yêu cầu những người tham gia phải đóng góp một lượng coin để xác nhận đồng thuận cho block. Khi xác nhận thành công (unlock), phần thưởng của mỗi block sẽ xuất hiện và sau đó được chia cho những người đóng góp. Người tham gia sẽ nhận theo mức mà họ đã đóng góp trước đó. Ví dụ: góp 2000 USD, lãi suất 10% thì sẽ nhận được 200 USD.

Thuật toán của Proof of Stake không chỉ dừng lại ở việc bỏ coin vào và nhận lại, mà còn có những quy tắc nhất định. Để nhận được lãi một cách cao nhất và chiếm được block nhanh chóng, bạn cần phải cạnh tranh với nhiều staker khác.

3. Ưu – nhược điểm của Proof of Stake là gì?

3.1 Ưu điểm

  • Tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với thuật toán Proof of Work, vì không đòi hỏi phần cứng hay lắp đặt quá nhiều.
  • Sinh lời dễ dàng với lãi suất ổn định.
  • Bảo mật cao vì việc tấn công 51% trong cá nhân hay tổ chức nhất định kiểm soát lượng phần trăm và cố gắng sử dụng với mục đích xấu là không thể. Sự mạo hiểm này sẽ phải đánh đổi bằng toàn bộ số tiền đặt cọc nếu bại lộ. Khi các nút kiểm duyệt có tình gian lận, họ gần như bị mất và trừ đi lượng lớn tài sản đang có.
  • Độ linh hoạt cao khi lựa chọn nút để xử lý khối tiếp theo vắng mặt, hệ thống tự động chọn ra một nút dự trữ khác có sẵn để ngăn việc xử lý treo.
Proof of Stake được xem như một giải pháp thay thế cho cơ chế Proof of Work

3.2 Nhược điểm

  • Lãi suất không chính xác tuyệt đối, đôi khi không đạt được mức ban đầu đã ước tính.
  • Có thể bị lỗ nếu tỷ giá stake thấp hơn tỷ lệ trượt giá của coin.
  • Nếu bạn lựa chọn nền tảng staking không uy tín hoặc coin rác, có thể dính sacm hoặc lừa đảo.
  • PoS dựa trên cổ phần tương ứng của người nắm giữ. Do đó người nắm giữ token lớn có ROI tốt hơn là người có ưu thế, đe dọa quá trình xác thực phi tập trung của mạng.

4. Proof of Stake có an toàn không?

Rất khó để tấn công vào hệ thống của Proof of Work, vì nó đòi hỏi chi phí năng lượng tính toán quá lớn, thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với số lợi đem lại. Với Proof of Stake cũng không hề dễ dàng. Khi tấn công thất bại và bị phát giác, anh ta sẽ bị phạt toàn bộ số tiền cược.
Để thực hiện tấn công 51%, kẻ tấn công phải có hơn 50% tổng số coin của hệ thống. Điều này gần như là không thể!

5. Kết luận

Proof of Stake (PoS) sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn PoW nên trong tương lai nó sẽ trở thành xu thế của thị trường Cryptocurrency. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản và cần có về thuật toán đồng thuận này. Chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên blog của Quang Crypto.

Tham khảo Fiahub

Có thể bạn sẽ thích:

  • Những thuật ngữ Crypto cơ bản mà ai cũng cần biết
  • Bitcoin là gì? Những kiến thức hữu ích dành cho người mới (2021)
  • Review khoá học đầu tư Crypto 101 – Từng bước để hiểu và đầu tư đúng đắn
Tags: Blockchain
Share54Tweet34
Previous Post

Giới thiệu thông tin về giao thức SegWit Bitcoin

Next Post

Cảnh báo về mô hình Ponzi lừa đảo tưởng lạ mà quen tại Việt Nam

Crypto là gì? Giải thích dễ hiểu về đầu tư Cryptocurrency cho người mới (2023)

by Phạm Anh Quang
17/12/22
0

Crypto là gì? Cryptocurrency là gì? Tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về đầu tư tiền điện tử ngay tại đây! Bài viết này sẽ giúp anh em hiểu hơn về tiền điện tử, bao gồm các...

Game NFT là gì? Vừa chơi game vừa kiếm được tiền

by Phạm Anh Quang
06/04/22
0

Từ trước tới nay, mọi người vẫn thường coi game là một thứ vô bổ, tốn thời gian. Nhưng với Game NFT thì khác, bạn có thể kiếm được tiền chỉ bằng cách tham gia các trận đấu. Chơi game...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Chiến thuật Airdrop cực hay để x10 lần tỷ lệ chiến thắng

Tháng Chín 16, 2022

Kiếm tiền từ Airdrop – 10 điều bạn cần biết

Tháng Chín 16, 2022

Toàn tập về Coinlist dành cho người mới (2022)

Tháng Mười Hai 29, 2021

Sàn MEXC là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất (2022)

Tháng Hai 16, 2022

Tổng hợp game Free-to-Earn miễn phí chơi không cần vốn

Tháng Chín 16, 2022

Chiến thuật Airdrop cực hay để x10 lần tỷ lệ chiến thắng

19

Hướng dẫn đào RENEC miễn phí – Coin sàn tiềm năng của Remitano

5

Sàn Binance là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất (2022)

4

Game Axie Infinity – Hướng dẫn chi tiết nhất (2021)

4

Toàn tập về Coinlist dành cho người mới (2022)

3

Crypto là gì? Giải thích dễ hiểu về đầu tư Cryptocurrency cho người mới (2023)

Tháng Mười Hai 17, 2022
crypo.com

Sàn Crypto.com là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất (2022)

Tháng Năm 7, 2022

Game NFT là gì? Vừa chơi game vừa kiếm được tiền

Tháng Tư 6, 2022
stepn

STEPN – Hướng dẫn chạy bộ kiếm tiền

Tháng Chín 16, 2022

Web3 là gì? Tìm hiểu chi tiết về Web 3.0 và tương lai

Tháng Hai 7, 2022
Quang Crypto

@2020 - Chuyên trang Crypto của Tương Lai Tiền Tệ

Chuyên mục

  • Home
  • Crypto 101
  • Kiếm tiền
  • Wallet
  • Sàn giao dịch
  • Video
  • Contact

Theo dõi

No Result
View All Result
  • Home
  • Crypto 101
  • Kiếm tiền
  • Wallet
  • Sàn giao dịch
  • Video
  • Contact

@2020 - Chuyên trang Crypto của Tương Lai Tiền Tệ