Bây giờ anh em có tiền và muốn đầu tư vào Bitcoin hay tiền điện tử khác như ETH, LINK,..
Đại đa số anh em sẽ lên sàn giao dịch mua nhưng làm sao để chọn nơi mua hay bán an toàn và uy tín nhất cũng như phải dựa vào những tiêu chí nào để để chọn ra sàn giao dịch phù hợp nhất với anh em?
Bài viết này sẽ giúp anh em gỡ rối khỏi vấn đề vướng mắc trên.
1. Sàn giao dịch là gì?
Cũng như các tài sản tài chính khác, anh em cũng sẽ lên sàn giao dịch để mua và bán bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Cụ thể hơn, sàn giao dịch crypto là một thị trường giao dịch online nơi anh em có thể mua và bán tất cả các loại tài sản crypto mà sàn đó có.
2. Có những loại sàn nào?
Có hai loại sàn giao dịch chính trong ngành crypto mà anh em thường hay sử dụng
2.1 Sàn tập trung CEX
- Sàn này có mức độ phổ biến hơn so với DEX.
- Đây là sàn giao dịch có một bên thứ 3 đứng ra kiểm soát và làm cầu nối để trao đổi các tài sản crypto.
- Thường thì anh em phải tạo tài khoản có ID và password để đăng nhập nhằm tuần theo qui định KYC (Know your customer ) của chính phủ.
Ưu điểm:
- Giao diện và trải nghiệm người dùng tốt với nhiều tiện ích và tính năng, giúp anh em mới trade dễ sử dụng
- Tốc độ xử lý CEX nhanh hơn DEX
- Tính thanh khoản cao hơn
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn
Nhược điểm:
- Phải đặt niềm tin vào bên thứ 3
- Anh em phải chuyển tiền lên ví sàn và sàn sẽ kiểm soát 100% tài sản crypto của anh em.
Một số sàn CEX uy tín mà anh em có thể tham khảo:
- Ngoài ra còn có Gate.io, Kucoin, Bittrex, ….
2.2 Sàn phi tập trung DEX
- Là sàn giao dịch tiền điện tử crypto.
- Sàn DEX được xây dựng & hoạt động một cách phi tập trung dựa trên nền tảng của blockchain.
- Sàn DEX khác với sàn CEX (Centralized Exchange – sàn tập trung) ở chỗ, người dùng có thể giao dịch, trao đổi đồng coin ngay trên ví của họ, mà không cần phải di chuyển ra ngoài.
- Chỉ khi người dùng được cấp phép thì giao dịch mới xảy ra. Private key do người dùng nắm giữ.
Ưu điểm:
- Không thông qua bên thứ 3, anh em liên kết sàn với ví crypto riêng của anh em nên anh em là người kiểm soát 100% tài sản của mình
- Coin/Token đa dạng, được niêm yết dễ dàng hơn
Nhược điểm:
- Chưa cho phép giao dịch tiền tệ pháp định (do nhà nước cung cấp như USD, Bảng Anh…)
- Khối lượng giao dịch so với DEX là chưa lớn, tuy nhiên một số sàn như Uniswap và Sushiswap đang có lượng giao dịch tăng lên rất nhanh
- Tối độ giao dịch thấp
- Tính thanh khoản thấp
- Không có khóa riêng trong ứng dụng
- Mức độ rủi ro của các coin trên sàn cao hơn
Một số sàn DEX uy tín mà anh em có thể tham khảo:
- Uniswap
- Sushiswap
- Tất cả các sàn đều có bài viết trên trên Coin98.net, anh em chỉ cần tìm kiếm từ khóa sàn sẽ có đầy đủ các bài viết liên quan để anh em mở rộng kiến thức cũng như sử dụng sàn một cách dễ dàng
3. CEX và DEX khác nhau như thế nào?
Có 3 tính năng thể hiện sự khác nhau rõ rệt giữa CEX và DEX
3.1 Quyền kiểm soát quỹ
CEX: kiểm soát hoàn toàn tài sản anh em gửi vào ví sàn. Cụ thể hơn sổ lệnh và quyền lưu ký đều do bên quản lý sàn kiểm soát.
DEX: Anh em giao dịch trực tiếp với các trader khác mà không cần thông qua một máy chủ trung tâm. Không có bên thứ 3 tập trung sở hữu sổ lệnh và quyền lưu ký. Do đó, tài sản điện tử là do anh em và các bên tham gia DEX kiểm soát. .
3.2 Tính ẩn danh
CEX: Gần đây, các quy định mới của chính phủ yêu cầu các sàn CEX tuân thủ luật KYC (Know your customer- Định danh khách hàng) và AML ( Anti Money Laundering – chống rửa tiền) nghiêm ngặt. Vì vậy khi giao dịch trên CEX, anh em cần xác thực dành tính một phần nào đó tùy vào qui định của sàn.
Ví dụ: Binance sẽ yêu cầu anh em gửi số điện thoại, hình ID, …
DEX: Vì trên DEX không thông qua bên thứ 3, nên việc trao đổi ẩn danh là hoàn toàn có thể thực hiện được.
3.3 Xác thực
CEX: Khi anh em giao dịch trên sàn tập trung, mọi giao dịch của anh em phải được bên sàn xác thực xác thực và cấp quyền. Nói nôm na, CEX có thể coi là một trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ trao đổi mật mã đáng tin cậy.
DEX: Anh em giao dịch hoàn toàn dựa vào một hệ thống bao gồm nhiều node vận hành, không cần phụ thuộc vào một bên trung gian.
4. Những tiêu chí cần khi chọn sàn giao dịch ?
4.1 KYC / AML
Các sàn giao dịch khác nhau tuân thủ các luật và quy định khác nhau. Một số sàn CEX yêu cầu xác thực thông tin của anh em (KYC- Know your customer) và Chống rửa tiền (AML- Anti Money Laundry), yêu cầu người tham gia phải gửi thông tin cá nhân về bản thân trong quá trình tạo tài khoản.
4.2 Uy tín
Anh em thử tìm kiếm sàn anh em chọn với thuật ngữ “ lừa đảo” để xem có bất cứ sự khiếu nại nào không?
Anh em cũng nên xem xét các điều khoản và điều kiện của từng nền tảng để xem có yếu tố gì không phù hợp.
Tuy nhiên với một người mới, lời khuyên là anh em nên trade trên các sàn lớn đã có uy tín trong cộng đồng crypto
4.3 Bảo mật
Mỗi sàn giao dịch có các phương pháp bảo mật được lựa chọn riêng. Kiểm tra xem liệu sàn giao dịch có cung cấp xác thực hai yếu tố (2FA) hay không? Bảo mật là một yếu tố vô cùng quan trọng nó liên quan trực tiếp tới tài sản của anh em, nên anh em khi lập tài khoản trên bất cứ sàn CEX nào, nên lập tức thiết lập bảo mật 2 lớp
4.4 Trao đổi Fiat
Fiat là : tiền tệ được chính phủ hay một tổ chức tài chính có thẩm quyền bảo đảm
Anh em có thể xem xét việc sàn có hỗ trợ mua bán crypto bằng tiền mặt hay không? Có cho phép liên kết các thẻ ngân hàng với sàn hay không? Để khi cần anh em có thể mua trực tiếp mà không cần đổi qua stablecoin
4.5 Thanh khoản
Khối lượng giao dịch càng cao, giao dịch cho một cặp coin/token càng có tính thanh khoản cao. Điều này giúp anh em hoàn thành các giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn và không phải đối phó nhiều với sự biến động giá.
Một cách khác để đánh giá thanh khoản của sàn là kiểm tra các trang web của bên thứ ba cung cấp loại dữ liệu này. Coin360, CoinMarketCap, CoinGecko và OnChainFX
4.6 Giá cả
Giá tài sản cũng khác nhau trên nhiều sàn giao dịch. Tài sản tiền điện tử có thể giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn trên một sàn giao dịch này so với một sàn giao dịch khác do vị trí của người tham gia (các sàn giao dịch tại Trung Quốc đôi khi có thể bơm nhiều hơn), khối lượng và các yếu tố khác. Lưu ý những khác biệt này có thể dẫn đến việc lựa chọn một sàn giao dịch, đặc biệt là khi các altcoin được quan tâm.
Chênh lệch giá cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một sàn giao dịch nhất định có thể bị thanh khoản / khối lượng thấp.
4.7 Lựa chọn tài sản
Các tài sản kỹ thuật số hàng đầu như Bitcoin, Ethereum (ETH) và Litecoin (LTC) có sẵn rộng rãi trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, các đồng tiền và token có vốn hóa nhỏ có thể không xuất hiện trên các sàn cex
4.8 Trải nghiệm người dùng
- Nếu anh em quan tâm đến vấn đề ẩn danh, có thể anh em không nên chọn một sàn giao dịch yêu cầu anh em tiết lộ nhiều về danh tính của mình;
- Giao diện người dùng có đơn giản và dễ sử dụng trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động sẽ giúp anh em dễ làm quen và trade hơn
5. Nên chọn CEX hay DEX?
Nếu anh em là trader mới, lời khuyên của mình là anh em nên dùng CEX bởi giao diện quên thuộc, dễ sử dụng và có hỗ trợ tiếng việt ở một số sàn lớn như Binance.
Tuy nhiên, với nhược điểm là một số token mới không có thanh khoản, và nhiều khi cũng không thể giao dịch trên CEX, nên các trường hợp này thì phải dùng DEX.
Những DEX như Uniswap hay Sushiswap thường có thanh khoản những token mới tốt hơn, nên giao dịch sẽ không bị lệch giá nhiều. Và thậm chí, những token này không đủ phí list sàn CEX, nên người dùng chỉ có thể giao dịch thông qua DEX.
Tóm lại, không có sàn nào hơn sàn nào, mà là tùy vào mục đích anh em muốn gì, thì sẽ dựa vào các đặc điểm trên để chọn ra CEX hay DEX cho giao dịch được thuận tiện.
6. Vậy mua Bitcoin ở đâu?
Bitcoin hiện tại chưa có sàn DEX hỗ trợ, nên anh em có thể mua thông qua CEX. Do Bitcoin là tài sản rất cơ bản trong Crypto, nên CEX nào cũng đều hỗ trợ anh em mua bán được. Nếu mua với số tiền rất lớn, có thể chọn những sàn top-tier như Binance để mua bán cho có thanh khoản.
7. Lời kết
Qua bài viết, Quang Crypto hy vọng anh em nắm chắc được kiến thức về các sàn, cũng như có kiến thức hơn để chọn ra sàn nào thực sự an toàn và phù hợp với nhu cầu của anh em.
Có thể bạn sẽ thích:
- Đánh giá sàn Remitano chi tiết nhất (2021)
- Coinlist là gì? Toàn tập về nền tảng gọi vốn Coinlist
- Review khóa học DeFi 101 (Decentralized Finance) trên KT.City
Tham gia Cộng đồng Crypto căn bản: TẠI ĐÂY