Bumper sử dụng DeFi để bảo vệ giá trị tiền điện tử của bạn theo một cách cực kỳ sáng tạo & độc nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn chỉ cần chọn số lượng, giá của loại tiền muốn bảo vệ & Bumper sẽ khóa nó lại. Sau đó nếu giá thị trường của chúng xuống như thế nào đi chăng nữa thì giá trị của bạn cũng không bị giảm đi dưới mức giá mà bạn đã đặt. Có thể bạn nghĩ rằng nó có khác gì Stop Loss đâu nhưng cái khác biệt của Bumper đó là khi thị trường tăng giá trở lại thì giá trị tài sản của bạn cũng sẽ tăng theo, chứ không phải giữ nguyên giá trị khi bạn cắt lỗ.
Using Bumper is a bit like a God-Mode cheat code for your crypto assets (sử dụng Bumper giống như sử dụng một mã gian lận God-Mode cho các đồng tiền điện tử của bạn) & đó không phải là gian lận nhưng khi sử dụng Bumper bạn sẽ có cảm giác như vậy là lời giới thiệu của Bumper.
Bumper có gì mà họ tự tin đến như thế?
Hãy cùng Quang đi tìm hiểu chi tiết dự án hay ho này, để xem nó có thể giúp chúng ta bảo vệ tài sản crypto được hay không nhé!

1. Những tính năng chính của Bumper
1.1 Bảo vệ giá
Đây có thẻ nói là tính năng quan trọng nhất của Bumper, giúp bảo vệ tài sản của bạn ngay cả khi thị trường có giảm mạnh đến mức nào đi chăng nữa.

1.2 LP
Kiếm tiền thông qua Bumper đơn giản như cho bạn mượn tiền của nền tảng và được trả tiền cho nó. Cho vay các giao thức DeFi được gọi là Nhà cung cấp Thanh khoản, viết tắt là LP. Là một LP đệm, bạn đang lấp đầy nhóm thanh khoản bằng các mã thông báo để đối trọng với các bộ bảo vệ.
Ưu điểm của việc trở thành LP tất nhiên là bạn được trả tiền, giống như bạn gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, nhưng lợi nhuận thu về tốt hơn nhiều. Bạn sẽ được trả một phần phí bảo vệ và cả Bump Tokens.

2. Cách thức hoạt động của Bumper
Khi bạn muốn bảo vệ một đồng coin nào đó (bằng cách trả phí bảo hiểm USDC), thì bạn sẽ được cấp một mã thông báo được gọi là “tài sản đệm” ví dụ như bToken, bETH…
bETH này có thể được sử dụng trong toàn bộ hệ sinh thái của ERC-20 & được bảo vệ khỏi những đợt tụt giá bất ngờ của thị trường.
Bumper rất dễ sử dụng, tất cả những gì cần làm là chọn mức độ muốn bảo vệ & thiết đặt một số thao tác đơn giản nên nó phù hợp với tất cả những người mới đầu tư vào thị trường tiền điện tử.
Ba cấp độ bảo vệ tiêu chuẩn 80%, 90% và 95% để bạn lựa chọn. Sau đó, bạn cần trả một khoản phí bảo hiểm nhỏ (sử dụng token $ BUMP) là tài sản của bạn đã được bảo vệ hoàn toàn bằng đồng USDC.bằng cách trả một khoản phí bảo hiểm nhỏ (sử dụng mã thông báo $ BUMP gốc của giao thức), tài sản của họ được bảo vệ hoàn toàn với số tiền USDC.
Dưới đây là video giới thiệu về cách thức hoạt động của Bumper, bạn xem để có thể hiểu chi tiết hơn nhé!
3. Road map
- LP & Private-Sale: Từ 14/07 – 14/10
- BUMP Pre-Sale: Từ 14 – 21/10
- BUMP Public Sale: Tháng 11
- IDO: Tháng 12
- Protocol Live: Tháng 12 : Khởi chạy chính thức tính năng bảo vệ tiền điện tử.

4. Token
- Tổng cung 250 triệu
- IDO ước tính: 44 triệu (21,37%)
- Vốn hóa thị trường (ước tính) tại IDO: $ 70 – 128 triệu
- VC & Dev bị khóa trong 18 tháng.
5. Đội ngũ & các quỹ đầu tư
5.1 Đội ngũ

5.2 Các quỹ đầu tư
Họ đã huy động được 10 triệu đô trong đợt private token sale từ Alphabit, Autonomy, Beachhead, ChainLayer & một số quỹ khác. Sau đó họ nhận được lời đề nghị đầu tư thêm triệu đô nhưng Bumper đã từ chối.

6. Kết
Cũng có nhiều dự án đang hiện thực hóa ý tưởng này nhưng Bumper đang là người đi đầu & sẽ sớm được đưa vào áp dụng trong tháng 12 này.
Tất nhiên là mọi thứ vẫn còn rất mới để khẳng định Bumper có thành công hay không nhưng với đội ngũ giàu kinh nghiệm & một loạt quỹ đầu tư tên tuổi thì rất đáng để chúng ta chờ đợi.
Nếu mọi thứ có thể hoạt động theo đúng như lộ trình thì chúng ta sẽ không cần phải đợi lâu nữa đâu. Vì chỉ trong tháng 12 này mọi thứ sẽ được bắt đầu & chúng sẽ có thể thử nghiệm được công cụ giúp bảo vệ crypto cực kỳ tiềm năng này.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về Bumper thì đừng ngần ngại bình luận để Quang có thể giải đáp được nhanh chóng nhất!
Có thể bạn sẽ thích: